Sa Giang, sông Sa Đéc, một nhánh sông nhỏ chạy dọc bờ Nam sông Tiền, một địa danh ngỡ như quen thuộc nhưng dòng sông bắt đầu từ đâu và kết thúc nơi nào không phải ai cũng tường tận, ngay cả người bản xứ. Câu chuyện bên dòng Sa Giang gắn với thành phố Sa Đéc, nơi có chợ Sa Đét một thời hưng thịnh, nơi còn lưu dấu những kiến trúc cổ xưa bên dòng sông thơ mộng.

Nhưng bên dòng Sa Giang còn là câu chuyện của những làng nghề trăm năm mà chính dòng sông cũng là thương hiệu. Làng gạch trong năm tuổi, chợ gạo đầu mối uy tín miền Tây, làng bột nổi tiếng đang tìm đường hội nhập và một làng hoa là diện mạo của thành phố. Dòng Sa Giang còn cùng làm nên một vùng đất cù lao ven sông Tiền nay đang nổi tiếng là Cù Lao Nhãn. Cuộc sống chuyển động không ngừng cùng những nông dân sáng tạo hôm nay. Sa Giang quen mà lạ, hành trình bên dòng Sa Giang dù vậy sẽ không kém phần thú vị.

Khi chuẩn bị cho hành trình bên dòng Sa Giang, chúng tôi muốn định vị dòng sông và những điểm đến, một công việc đã là thông lệ. Tuy nhiên, lần này có nhiều thông tin khác nhau về dòng sông làm chúng tôi phải tra cứu lại.

Sẽ là nhầm lẫn khi nghĩ rằng Sa Giang chỉ là đoạn sông chảy trong thành phố Sa Đéc. Trên nhiều bản đồ sông Sa Đéc được ghi chú ở đầu nhánh rẽ phía bờ Nam sông Tiền, thuộc địa phận Vĩnh Long trải dọc cù lao An Hòa, chia dòng với sông Cái Tàu, sông Nha Mân đi qua thành phố Sa Đéc và nối với sông Lấp Vò đến đây sông Sa Đéc dài không hơn 20 cây số.

Tuy nhiên chiều dài sông Sa Đéc lại có tư liệu ghi là hơn 50 cây số. Thông tin này trùng khớp với cách gọi trước đây của sông Lấp Vò là sông Lấp Vò Sa Đép với điểm cuối nối ra sông Hậu ở vị trí phà Vàm Cống bây giờ.

Vượt qua khỏi chân cầu Mỹ Thuận để hướng đến sông Sa Đéc hay còn gọi là dòng Sa Giang và theo các bản đồ địa giới hành chính hiện nay thì sông Sa Đéc chỉ được ghi chú cho đến hết thành phố Sa Đéc, sau đó gọi là sông Lấp Vò mà không có địa danh Sa Đéc kèm theo. Như vậy, vị trí sông Sa Đéc được xác định chính xác nhất chỉ ở đầu nhập với dòng sông Tiền, tức là thuộc địa phận xã Tân Hội, thành phố Vĩnh Long. Còn đầu ngược lại thì Hội Khoa học lịch sử Đồng Tháp đang nghiên cứu để tìm câu trả lời chính xác nhất và trong khi chờ đợi thì chúng ta hãy cùng nhau khám phá. 

Cuộc hành trình bắt đầu từ vòng ngược lại, tức là khởi đầu từ cù lao An Hòa, huyện Châu Thành, nơi cách cầu Mỹ Thuận chỉ khoảng hai cây số. Cù lao An Hòa là một dải đất nằm giữa dòng Sa Giang và dòng Tiền Giang bao gồm hai xã An Nhơn và An Hiệp thuộc địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Đây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế vườn.
Từ Vĩnh Long ngược dòng sông Tiền qua khỏi cầu Mỹ Thuận không xa, nhìn về hướng bờ Nam, cù lao An Hòa hiện ra trước mắt chúng ta giờ đang là mùa khô nên nước sông khá trong những thảm thực vật thủy sinh ven bờ cũng kém phần xanh tốt nhưng màu xanh của cù lao Nhãn không lẫn vào đâu được.

Nhãn của cù lao An Hòa đã được xuất hàng sang Mỹ, bên cạnh đó mà dân cù lao An Hòa còn nuôi cá. Cù lao An Hòa trải dọc theo dòng sông Sa Đéc và bây giờ thì trước khi đến với cù lao Nhãn thì chúng ta sẽ cùng khám phá về cuộc sống của bà con sống với nghề cá ở cù lao An Hòa. Không khí làm việc ở đây khá khẩn trương của nghề nuôi cá tra thâm canh.  Các ao nuôi ở đây đa phần là của các doanh nghiệp nên thường chỉ có công nhân canh ao.

Bến phà An Hòa, bến phà ngang để đưa cù lao nối với đất liền và đây cũng là con đường ngắn nhất để đến với các nhà vườn trồng nhãn nổi tiếng của vùng đất cù Lao Nhãn. Tuy giao thông vẫn còn bị chia cắt và phải phụ thuộc vào bến đò ngang An Hòa để đến với trung tâm huyện lị Châu Thành, nhưng bộ mặt của cù lao An Hòa ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư để đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân. Dọc hai bên đường là những vườn nhãn xanh tươi, trù phú. Cụm từ cù lao Nhã dành cho An Hòa quả thật không sai.

Về thăm vườn nhãn An Hòa.
Hương thơm trái ngọt thật là hữu duyên.
Bông hoa hương nhãn dịu hiền
Dừng chân quý khách mọi miền gần xa.

Khi mà cây nhãn bị dịch bệnh hoành hành thì không ai nghĩ là loại cây trồng này lại mang lại lợi nhuận khá cho bà con nông dân. Tuy nhiên, với Cù Lao Nhãn, bên dòng Sa Giang, là một sự khác biệt bởi vì sự sáng tạo, sự nghiên cứu, học hỏi của bà con nông dân nơi đây để tìm ra hướng đi mới cho cây nhãn cũng như là mở rộng thị trường tiêu thụ.

Theo các chuyên gia trong ngành trái cây, đây là một trong những vườn nhãn Ido lâu năm và lớn vào hàng bậc nhất ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Giống nhãn Indor đã có mặt trong vườn ở đây gần 20 năm qua. Chủ vườn cho biết, giống nhãn này có sức sống mạnh mẽ ngày cây càng lâu năm cho năng suất càng cao. Những cây nhãn hàng chục năm tuổi có thể thu hoạch từ 200 đến 300 ký mỗi vụ. Nếu tính giá cả thị trường hiện tại thì mỗi gốc nhãn có thể cho thu nhập hơn chục triệu đồng, đặc biệt là giống nhãn này có sức chống chịu rất tốt với bệnh chổi rồng. Vườn nhãn Ido này ước tính mỗi năm có thể thu hoạch trên 100 tấn trái.

Thành công với cây nhãn Idor là kết quả của một quá trình tìm tòi sáng tạo của nhà nông ở cù lao An Hạ. Đáng quý hơn, chính cây nhãn Idodo đã góp phần làm thay đổi diện mạo và đời sống của người dân cù lao An Hòa. Từ hiệu quả thực tế, hầu hết diện tích trồng nhãn tiêu da bò kém hiệu quả ở đây để được thay thế bằng giống nhãn này. Trong khi nhiều cù lao chuyên canh nhãn khác ở phía hạ lưu sông Tiền bị dịch chổi rồng hoành hành thì cù lao nhãn An Hòa lại trở nên sung túc. Ngành nông nghiệp xã An Nhơn cho biết, trên địa bàn có 900 ha nhãn tiêu da bò thì hai phần ba diện tích đã chuyển đổi sang trồng nhãn Ido. Rất nhiều giường đang trong giai đoạn cho trái, giúp bà con tận dụng được thời cơ khi giá nhãn đang ở mức cao.

Giới xuất khẩu trái cây  nhận định cù lao An Hà hiện là nơi có diện tích chuyên canh nhãn Ido đang cho trái lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Bà con nông dân trên cù lao Nhãn này, họ luôn biết cách đổi mới sáng tạo để thích nghi với thị trường. Nhìn họ ở bên vườn nhãn, câu chuyện về nhà nông hội nhập đang trở nên gần gũi.

Tiếp tục với hành trình bên dòng Sa Giang, vườn ăn dòng sông vào chợ Cái Tàu Hạ cho thấy bên bờ trái một ngôi đình làng phong cảnh hữu tình với hàng sao cao dốc. Đó là đình Phú Hựu, di tích lịch sử cấp quốc gia, là một trong những ngôi đình lớn tiêu biểu ở tỉnh Đồng Tháp, tên đình Phú Hựu nghĩa là giàu có, thể hiện ước mơ có cuộc sống sung túc, mùa màng bội thu của cư dân địa phương. Mới hay đời sống cư dân vùng sông nước bao đời vẫn gắn tâm linh với những đều tốt đẹp. Theo các vị hương chức ở đây, ngôi đình hơn trăm năm tuổi và đã đi qua ba thế kỷ trong kháng chiến, đình là địa điểm hoạt động cách mạng ngay trong vùng địch tạm chiến, là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, kể cả phương tiện vũ trang cho cách mạng. Ngày nay, đình là nơi tổ chức lễ hội, sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong vùng.

Hành trình ký sự đầu tiên bên dòng Sa Giang thì chúng ta đã cảm nhận được những sự đổi thay của vùng đất cù Lao Nhãn, cùng với những nét độc đáo trong văn hóa, tâm linh của người dân bên dòng Sa Giang mơ ước đến một cuộc sống ấm no, sung túc và hành trình đến đây cũng xin được kết thúc hẹn gặp lại quý khán giả vào chương trình ký sự kỳ sau với những câu chuyện ý nghĩa về làng nghề gạch trăm năm ở bên dòng Sa Giang Phụ huyện Châu Thành.

http://sagiang.com