Trong hành trình ký sự kỳ trước, chúng ta đã ghé thăm định phú hựu di tích văn hóa lịch sự cấp quốc gia, nơi cư dân đôi bờ Sa Giang đặt niềm tinh tâm linh vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Chia tay những người giữ đình chúng ta nhận lời mời sẽ quay lại nơi này, vào dịp cúng đình tháng 3 âm lịch, cũng không còn lâu nữa.

Năm này đình cúng lớn, vì dân cù lao làmg ăn được và cũng gần đến dịp kỹ niệm 40 năm ngày giải phóng.
Dòng Sa Giang, buổi chiều, nắng nhẹ, không gian thật thanh bình, bến nước đình làng xa dần, chúng ta đi trong màu xanh của sắc trời và cây trái An Hòa cảm giác thật nhẹ nhàng.

Trong hành trình bên dòng Sa Giang tiếp theo kỳ này, chúng ta sẽ cùng đến với một làng gạch nổi tiếng, bên dòng sông, làng gạch trên trăm năm tuổi này hiện nay, chủ yếu tập trung ở xã An Hiệp của huyện Châu Thành. Tiếp tục ngược dòng Sa Giang, hướng về phía Sa Đéc không lâu, đã thấy lò gạch đông kên, tập trung chủ yếu bên xã cù lao An Hiệp và rải rác ở bờ bên kia thuộc xã Tân Bình, đều thuộc huyện Châu Thành.

Tiếp tục đi bằng đường sông khoảng 7km mất từ 20 đến 30 phút đi đò, chúng ta sẽ đến được với làng gạch trăm năm tuổi của huyện Châu Thành. Hiện nay, thì làng gạch này ngoài giữ vững những nét đặc trưng cơ bản cho sản phẩm truyền thống đẩy mạnh các dây chuyền sản xuất hiện đại như là lò nung liên hoàng, cũng như là gắn kết, giữa bà con làm nghề, phát triển du lịch, thì đây là những hướng đi mới mà làng nghề gạch trăm năm tuổi này đang tiếp tục phát triển.

Nghề gạch bên Vĩnh Long đang loay hoay vượt khó, làng nghề nơi đây cũng đang đứng trước những khó khăn thách thức của thị trường hiện nay. Những năm gần đây, giá trấu tăng cao, gạch sản xuất theo kiểu lò nung truyền thống, không chủ động được giá thành, làm ăn ngày càng khó khăn. Nhiều cơ sở đã phải nghỉ hẳn để lò lạnh tach hoang vắng. Lo nghề làm gạch mai một, bà con nơi đây muốn giữ nghề nhưng phân vân khi chuyển sang lo nung liên hoàn như gợi ý của chính quyền địa phương vì sẽ cần vốn đầu tư rất lớn. Bà con nơi đây cảm thấy tiếc vì chất lượng gạch Sa Đéc không thua bất kỳ sản phẩm cùng loại nào.

Nghề gạch truyền thống ở bên dòng Sa Giang thì phát triển khởi đầu ở xã Tân Bình nhưng lại nhộn nhịp nhất là ở xã An Hiệp hiện nay. Ở các địa phương này, có một điều đặt biệt là các lò gạch thì nằm cạnh nhau và nằm cặp ven sông, thành ra là nếu mà chúng ta đi bằng bộ thì cũng có thể đi hết được làng nghề, và có thể tham quan được tất cả các công nghệ sản xuất gạch truyền thống. Nhưng mà có một điều cũng cảm thấy khá là buồn là bởi vì nghề gạch hiện nay phát triển khá là trầm lắng bởi những nhu cầu mới của thị trường. Và bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những cái cảm súc, những tâm tư, nguyện vọng của những người gắn bó với làng gạch truyền thống nơi đây.

Đến với lò gạch Chánh Can, cách đó không xa vào lúc công nhân đang chuyển gạch xuống ghe cho khách. Lò gạch này đang chủ yếu sản xuất gạch tàu để bán lên các tỉnh miền Đông và sang cả Campuchia. Chị chủ lò cho biết, hiện nay thị trường gạch tàu có phần khởi sắc nên chị chuyển sang mặt hàng này dù làm gạch tàu công phu và mất nhiều thời gian hơn. Trong gần 20 năm làm nghê, đây là thời điểm mà việc làm ăn của gia đình
chị gặp khó khăn nhiều nhất.

Thời hưng thịnh của làng gạch trăm năm tuổi đã qua, thời mà người dân nơi đây có câu: "Dân nhiều chừng nào, nghề gạch thịnh hưng chừng nấy". Nghề gạch An Hiệp cũng không tránh khỏi suy thoái như nhiều nơi khác. Làng nghề lúc thịnh đến 43 hộ làm nghề sang sát nhau, hộ nhiều có cả chục miệng lò, hiện nay chỉ còn 7 hộ quyết theo nghề, còn lại phần lớn đã chuyển đổi sang làm lò sấy lúa. Cũng có một số hộ tạm nghỉ chờ thời
Nghe nói hay dân làng gạch An Hiệp được khuyến khích phát triển du lịch làng nghề, thu hút du khách tham quan những lò gạch lâu đời. Nhưng mọi việc chỉ mới ở bước khởi đầu. Và có lẽ cũng chẳng ai đành lòng bỏ hoan cơ nghiệp cho những hoài niệm 100 năm mà cũng đang mãi miết đi tìm con đường mới cho nghề, dù thực gian nan.

Tiếc nuối lửa nghề trăm năm, trăn trở trước thị trường, người làng nghề  muốn đi tìm lối mới, nhưng có vẽ đang phân vân giữa ngả ba đường. Những người lớn tuổi muốn giữ nghề bằng phương pháp truyền thống vì ngại đầu tư mạo hiểm, nhưng cũng đã có những người trẻ đã dám mạnh dạng chuyển đổi làm mới chuyện nghề.

Họ có cách nhìn khác, do đó chính là sự khác biệt của 2 thế hệ. Cơ sở gạch Đức Thành 8, là lò gạch đầu tiên ở đây, đầu tư công nghệ mới, lò nung liên hoàn. Cách đây mấy năm khi nhận thay giá nguyên liên đốt ngày càng tăng, anh chủ lò gạch Đức Thành 8 hiểu rằng: Phải tìm mọi cách giảm giá  thành sản phẩm để tiếp cận với thị trường, anh mạnh dạng bỏ 5 miệng lò cũ chuyển sang lò nung liên hoàn với hệ thống kép kín từ khâu vào đất xử lý đất đã giảm công lao động đáng kể và tỷ lệ hao hụt thấp, nhất là thời gian nung ngắn chi mất tám tiếng. Trong khi nung theo kiểu cũ phải mất 40 ngày, tiết kiệm được nhiên liệu rất lớn và ít thải khói ra môi trường.

Đất Sa Giang, còn là nơi của làng gốm mỹ nghệ có thể dừng chân cho những đam mê sáng tạo. Nguyên liệu đất sét ngày càng cạn kiệt lại là cơ hội cho giá trị của gốm lên ngôi.

Bao nghề lúc thịnh lúc suy cũng là lẽ thường, làng gạch trăm năm bên dòng Sa Giang cũng vậy người An Nghiệp có những trăng trở suy tư trong thời điểm khó khăn này nhưng cuối cùng cũng đã nhìn thấy lối ra. Có điều trong sự chuyển động thời đổi mới chỉ có lòng yêu nghề chắc chắn là chưa đủ mà cần sự năng động quyết tâm sáng tạo để chấp nhận cạnh tranh.

Và câu chuyện đổi mới sáng tạo để cạnh tranh cũng đang diễn ra trên chính dòng sông này đối diện với làng gạch cổ xưa đang tìm cách thay đổi chính mình đang là một không giang nhộn nhịp với những nhà mái gạo hiện đại nhất nhì miền Tây hợp thành chợ gạo đầu mối sôi động của Đồng bằng sông Cửu Long, đó sẽ là câu chuyện của kỳ tiếp theo.

http://sagiang.com